Cây Cau Tiểu Trâm hay còn gọi là cau may mắn, là loại cây ưa mát không cần nhiều ánh sáng cây vẫn có thể phát triển tốt, cây có khả năng hút các chất khí độc và lọc sạch không ý.
Là cây cảnh để bàn, thuộc loại cây khỏe mạnh, chịu khắc nghiệt rất tốt, khi trồng và chăm sóc tiểu trâm chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
Nước
Nhu cầu nước của Cây Cọ Núi (tên gọi khác của Cau Tiểu Trâm) vào loại trung bình, chỉ nên tưới 2-3 lần/ tuần, mỗi lần từ 300-800ml tùy kích thước chậu. Dễ nhất là bạn tưới khi đất trên mặt chậu đã se khô, tưới chậm, đều, đến khi thấy nước chảy ra dưới đáy chậu là được. Nếu trồng cau tiểu trâm thủy sinh thì nên duy trì lượng nước trong bình không quá ½ chiều cao bộ rễ. Tuy nhiên không để thấp quá không đủ chất nuôi cây. Thay nước và vệ sinh cây, loại bỏ rễ hỏng 1 tuần/ lần.
Ánh sáng
Cây sống được trong bóng râm nhưng cũng chịu sáng khá tốt, sinh trưởng ở điều kiện bình thường. Vì vậy, cây thường được lựa chọn làm cây cảnh trồng trong nhà, cây để bàn. Nếu trồng trong phòng tối, hạn chế ánh sáng thì nên đem cây ra nắng khoảng 1,5-2 tiếng/ tuần vào buổi sáng từ 7-10h tùy mùa.
Ánh sáng đặc biệt quan trọng với Cách chăm sóc Cau tiểu trâm, do đặc điểm cây nhỏ, lá mỏng đúng như tên gọi “Tiểu Trâm”. Nên canh thời gian phơi nắng, đừng để quá dâu dễ làm khô lá, cháy lá.
Đất trồng
Là loại cây ưa đất thịt, nếu trồng chậu cần đất tơi xốp hơn để thoát nước tốt. Đất trồng tốt nhất cho cau tiểu trâm nên sử dụng: đất thịt + trấu + phân hữu cơ + xơ dừa.
Nhiệt độ
Cau tiểu trâm ưa mát, chịu nóng và lạnh kém, khoảng nhiệt độ thích hợp cho cây từ 17-25°C. Nóng hay lạnh quá làm cây sinh trưởng kém, sắc lá không mượt.
Độ ẩm
là loại cây ưa ẩm trung bình, khoảng 60-80%. Vì lá của Cau tiểu trâm mỏng và nhỏ, hạn chế phơi nắng gắt và khô, dễ làm chết cây.
Bón phân
Để lá cau tiểu trâm xanh bóng, mượt thì hàng tháng nên bón phân cho cây bằng các loại phân nhả chậm, trùn quế, vi sinh, phân hữu cơ hoai mục, phân bò luân phiên để tăng cường vi chất cho cây.